Nhiều khách hàng thường xuyên thắc mắc về giải chấp là gì? Để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn cũng như nắm bắt được các thông tin cần thiết để có thể thực hiện đúng thủ tục và nguyên tắc. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết ở dưới đây.
Giải chấp là gì?
Giải chấp hay còn được gọi với tên là xóa thế chấp chính là hình thức giải trừ thế chấp đối với các tài sản đang ở ngân hàng trong thời kì vay tiền mặt thế chấp. Khi tài sản đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ của người vay, nghĩa là khi đã thanh lý hợp đồng vay thì tài sản mới được giải chấp. Thuật ngữ này có khái niệm khác với giải ngân khoản vay.
Do đó, khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay. Nếu như đã đến thời hạn nhưng bạn thanh lý hợp đồng không đúng thời hạn thì sẽ bị chuyển thành khoản nợ quá hạn. Sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín về tín dụng của người vay.
Khi nào cần giải chấp ngân hàng?
Cần phải thực hiện thủ tục giải chấp trong những trường hợp đang sử dụng sổ đỏ hay sổ hồng để đi vay thế chấp tại ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó.
Những trường hợp khách hàng cần giải chấp ngân hàng bằng sổ đỏ chính là:
- Bán đi ô tô, xe hơi
- Bán nhà để giải chấp ngân hàng
- Giải chấp để vay các vốn tại chính ngân hàng cũ
- Giải chấp tài sản thế chấp để chuyển qua vay ở một ngân hàng khác
- Giải chấp khi khách hàng muốn đổi tài sản thế chấp hiện tại sang một tài sản thế chấp khác có giá trị tương đương
Hậu quả gây ra của việc không giải chấp đúng hạn
Khi đến hạn trả nợ gốc, khách hàng cần phải giải chấp. Nếu như không giải chấp tài sản thì sẽ gây ra một số hậu quả như sau:
Đối với người đi vay
- Nếu quá hạn sẽ bị chuyển thành khoản nợ quá hạn
- Bị ghi lại thông tin tại CIC – Trung tâm thông tin ứng dụng về các khoản vay quá hạn. Như vậy khách hàng sẽ bị xếp vào lý lịch tín dụng “xấu”, sau này rất khó vay tiền ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính app vay tiền trực tuyến khác.
- Nếu như gặp phải tình huống này hãy liên hệ đến Dòng Vốn để được hỗ trợ khi muốn tiếp tục vay vốn ngân hàng cũng như đưa ra được những giải pháp để giải quyết nợ xấu.
- Theo chính sách của ngân hàng bạn sẽ bị áp dụng mức phạt quá hạn
- Sẽ liên tục bị ngân hàng gọi điện, gửi thông báo hoặc là tới nhà nhắc thanh toán nợ gây ra phiền phức cho người đi vay.
Đối với ngân hàng cho vay
- Ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ và nhân viên tín dụng ngân hàng.
- Ngân hàng phải đem các tài sản mà khách hàng đã thế chấp khi vay ra để định giá lại và phát mại.
- Nếu ở ngân hàng nhà nước thì buộc phải trích dự phòng cho khoản vay. Từ đó dẫn tới làm giảm thu nhập của ngân hàng.
- Trong trường hợp tỷ lệ quá cao ngân hàng nhà nước sẽ bắt đầu tiến hành kiểm soát đặc biệt.
Thủ tục giải chấp ngân hàng
Giải chấp sổ đỏ
Thủ tục giải chấp ngân hàng cần phải chuẩn bị như sau:
- Đơn để yêu cầu xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất (1 bản chính)
- Gồm 1 bản chính của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản đã gắn liền trên đất.
- Trường hợp như người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp tài sản thì phải có một văn bản của bên nhận thế chấp là đồng ý cho xóa đăng ký thế chấp hoặc là văn bản thông báo giải chấp.
- Khách hàng phải chuẩn bị chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
- Nếu như trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được người khác ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền (bản sao chứng thực).
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và tuân thủ đúng thủ tục để giải chấp tài sản sổ đỏ
Quy trình giải chấp sổ đỏ:
Sau khi khách hàng chuẩn bị đủ thủ tục giải chấp sổ đỏ thì sẽ nộp tại các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Trong trường hợp không có các văn phòng đăng ký đất đai thì khách hàng có thể nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở quận/ huyện nơi sinh sống.
Nếu như kiểm tra hồ sơ hợp lệ sẽ được cho phiếu hẹn trả kết quả. Còn nếu như hồ sơ không phù hợp thì cần bổ sung theo sự hướng dẫn của cán bộ đã tiếp nhận hồ sơ và thời gian để giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng chuẩn bị đủ hồ sơ để được giải quyết.
Tiếp đến, cơ quan có thẩm quyền sẽ xóa đăng ký trên giấy chứng nhận và xóa trong sổ địa chính cũng như sổ theo dõi biến động đất đai theo đúng như quy định pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đóng dấu việc xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu xóa đăng ký. Và trả kết quả cho người yêu cầu xóa tại văn phòng đã nộp hồ sơ.
Xem cập nhật bảng giá vàng 96 mới nhất tại các đơn vị trang sức nổi tiếng hiện nay ở Website.
Xóa giải chấp tại ngân hàng.
Khách hàng cần phải chuẩn bị được sẵn những giấy tờ sau:
- 1 Bản gốc của giấy Thông báo xóa giải chấp
- 1 bản sao thông báo xóa giải chấp ngân hàng. Khách hàng hãy đi vào phòng công chứng lần trước đã công chứng với Ngân Hàng và nộp 2 bản photo trên vào trong ô Xóa giải chấp hay ô giải chấp tài sản.
- Nhân viên phòng công chứng sẽ tiến hành tiếp nhận giấy giải chấp đó
- Trong khoảng thời gian ngắn, phòng công chứng đóng dấu trên giấy giải chấp xác nhận đã xóa giải chấp.
Như vậy là bạn đã được văn phòng công chứng đã xóa giải chấp tài sản
Phí giải thế chấp ngân hàng tại là bao nhiêu?
Mức phí giải chấp ngân hàng nhìn chung nó dao động trong khoảng từ 0,3-0,4%/ngày. Tuy nhiên mức phí còn có thể tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Trong vòng từ 3-5 ngày là quý khách hàng đã được giải chấp với thủ tục hợp lệ.
Trên đây là bài viết về giải chấp là gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng trong quá trình tìm hiểu về giải chấp để có thể sử dụng cũng như thực hiện đúng nguyên tắc, tránh các trường hợp sai sót, thanh toán quá hạn. Bài viết trên hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của quý vị.