Nhiều khách hàng thường xuyên thắc mắc về giải ngân là gì? Để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn cũng như nắm bắt được các thông tin cần thiết để có thể thực hiện đúng thủ tục và nguyên tắc. Mời mọi người cùng tham khảo bài viết ở dưới đây.
Giải ngân là gì?
Giải ngân là một thuật ngữ quan trọng nói đến một khoản thanh toán mà ngân hàng hoặc là một tổ chức tín dụng sẽ phải trao cho người đi vay bằng một hợp đồng đã được ký kết. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi khách hàng đã hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ các thủ tục tất toán các khoản vay tiền mặt thế chấp hay vay tiền nhanh tín chấp và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận các hồ sơ vay vốn. Lưu ý rằng khái niệm giải ngân khác hoàn toàn với thuật ngữ giải chấp.
Khi giải ngân có thể sẽ được thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuận của 2 bên. Khi giải ngân nguồn vốn được sử dụng có thể có nhiều hình thức để nhận như tiền mặt, séc, thẻ tín dụng,…
Các hình thức giải ngân là gì?
Giải ngân thường sẽ được phân ra làm nhiều loại khác nhau như: Giải ngân một lần; giải ngân phong tỏa; giải ngân không phong tỏa… sẽ được tùy thuộc vào những mục đích của khách hàng.
Trong đó có hình thức giải ngân phong tỏa và hình thức giải ngân không phong tỏa chính là 2 hình thức phổ biến và thường xuyên sẽ được ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính thường áp dụng.
- Giải ngân phong tỏa: Đặc điểm của hình thức này là một khoản vay đã được giải ngân và khách hàng đã nhận được tiền nhưng khách hàng sẽ không thể rút được ngay số tiền của hình thức này ra để có thể sử dụng. Thông thường hình thức này sẽ thường được áp dụng cho mục đích như mua hàng hóa, sản phẩm hay bất động sản,…
Do đó, khoản tiền này sẽ tạm thời bị khóa cho tới khi khách hàng có thể hoàn thành việc mua bán hàng hóa, tài sản hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền như trong mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.
- Giải ngân không phong tỏa: Là một hình thức ngược lại với giải ngân phong tỏa, khách hàng đã nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và cũng có thể rút ra để sử dụng được ngay hoặc khoản vay này cũng có thể được chuyển trực tiếp qua cho bên thứ 3.
Hình thức này thường được áp dụng với các khoản vay nhỏ vì khả năng rủi ro khá cao và cũng sẽ chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng. Hình thức này đem lại cho khách hàng sự nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng có thể nhận được khoản vay và có thể sử dụng ngay mà không cần chờ đợi.
Quy trình để giải ngân là gì?
Quy trình giải ngân là một quy trình khá phức tạp. Vì vậy cần nắm rõ các bước cũng như trình tự nhất định như sau:
Bước 1: Thực hiện đăng ký, kê khai và xác nhận các thông tin cơ bản.
Đây là bước đầu tiên trong quy trình giải ngân, khách hàng sẽ có nhiệm vụ là đăng ký và kê khai các thông tin vay vốn tại ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng. Các thông tin sẽ được yêu cầu kê khai sẽ là các thông tin như thông tin cá nhân, mục đích vay vốn, khả năng hoàn trả. Các chuyên viên tài chính sẽ đảm nhận vai trò kiểm tra thông tin của khách hàng xem đã chính xác chưa.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết và tiến hành thủ tục:
Hồ sơ mà các khách hàng cung cấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc được chấp thuận vay vốn của ngân hàng hay không. Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới hạn mức mà bạn có thể được vay. Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác nhất các hồ sơ cần thiết hoặc đã được ngân hàng yêu cầu.
Các hồ sơ cơ bản khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: Hồ sơ chứng minh nhân thân (CMND/CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực ; Hộ khẩu ; sổ tạm trú ) , Hồ sơ vay vốn, hồ sơ liên quan đến các tài sản đảm bảo hoặc hồ sơ có thể chứng minh về tài sản có liên quan.
Tất cả các hồ sơ chuẩn bị cho ngân hàng cần phải chính xác trung thực.
Bước 3: Thẩm định
Đây là một bước vô cùng quan trọng. Các chuyên viên sẽ tiến hành thẩm định và kiểm tra một chính xác và trung nhất các hồ sơ mà bạn đã gửi về. Nếu trong hồ sơ thiếu, khách hàng cần bổ sung cho đủ theo yêu cầu của các chuyên viên. Có một số trường hợp, khách hàng cần phải trả lời các câu hỏi để có thể xác minh được độ chính xác cũng như phù hợp với các điều kiện vay của ngân hàng.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay:
Sau khi thẩm định hồ sơ, chuyên viên sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ của bạn và sẽ đưa ra đề xuất để cấp có thể trên sẽ xem xét về quyết định xem có phê duyệt đối với hồ sơ hay không.
Trong một số trường hợp nếu như khách hàng cần vay một số tiền quá lớn thì ngân hàng sẽ thành lập ra một tổ thẩm định độc lập khác để tiến hành thẩm định lại toàn bộ số hồ sơ của bạn, điều này là vô cùng quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được tính minh bạch công bằng và khách quan.
Đây là một bước quyết định trong quy trình giải ngân đối với hồ sơ vay vốn, sau khi đọc xong bản hồ sơ thẩm định của các chuyên viên người quản lý của ngân hàng sẽ tiến hành đưa ra quyết định chính xác nhất có phê duyệt đối với hồ sơ của khách hàng hay là không.
Bước 5: Giải ngân
Bước cuối cùng của toàn bộ quy trình chính là giải ngân. Sau khi đã thực hiện được 4 bước trên và nếu như hồ sơ đạt đủ điều kiện thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo khoản vay mà bạn muốn.
Thời gian giải ngân
Thông thường thời gian đủ để giải ngân có thể rơi vào khoảng 1-2 ngày tùy theo điều kiện của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng như độ chính xác của hồ sơ đăng ký. Đối với những hồ sơ phức tạp thì thời gian duyệt có thể sẽ dài hơn từ 3-4 ngày hoặc vài tuần.
Tham khảo thêm các khái niệm về hình thức đầu tư chứng khoán phổ biến là giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì?
Lưu ý khi thực hiện quá trình thủ tục giải ngân là gì?
Khi thực hiện thủ tục giải ngân cần lưu ý những điều sau:
Cần đọc kỹ hợp đồng tín dụng, các thông báo cho vay cũng như điều kiện giải ngân. Việc này giúp bạn nắm bắt được các thông tin rõ ràng về lãi suất, … của ngân hàng.
Khi có bất kỳ thắc mắc nào nên hỏi ngay đến chuyên viên của ngân hàng. Một khi đã chấp nhận ký hợp đồng tín dụng và nhận tiền giải ngân thì sẽ không còn cơ hội thay đổi nữa.
Để quá trình giải ngân được nhanh nhất bạn nên chuẩn bị tất cả hồ sơ cần thiết, cũng như thực hiện thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng.
Nếu như đọc điều khoản hợp đồng vay vốn mà thấy có nhiều điểm bất lợi thì bạn hoàn toàn có quyền từ chối giải ngân và không ký hợp đồng tín dụng.
Trên đây là bài viết về giải ngân là gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng trong quá trình tìm hiểu về giải chấp để có thể sử dụng cũng như thực hiện đúng nguyên tắc, tránh các trường hợp sai sót, thanh toán quá hạn. Bài viết trên hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của quý vị.